Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch Kế_hoạch_Barbarossa

Những sai lầm của Liên Xô

Không quân Xô Viết đã bị thiệt hại nặng nề trong năm 1941 do không được chuẩn bị để đối phó với cuộc tấn công bất ngờ của phát xít Đức. Ngay trong ngày chiến đấu đầu tiên, đã có đến 1.200 máy bay của Liên Xô bị thiêu cháy trên các sân bay và bị bắn rơi trong các trận không chiến. Trong khi đó, quân đội Đức Quốc xã năm 1941 là đội quân được huấn luyện tốt nhất và có nhiều kinh nghiệm tác chiến trên các chiến trường châu Âu và Bắc Phi. Giới quân sự các nước phe Trục đã xây dựng học thuyết cơ động tấn công để tiêu diệt đối phương dựa vào sự ưu việt của các phương tiện thông tin liên lạc vô tuyến để tổ chức tác chiến và họ giữ được sự tự tin sau những chiến thắng ở châu Âu với tổn thất rất nhỏ. Hầu hết các kế hoạch của Liên Xô đều cho rằng quân Đức sẽ không tấn công trước năm 1942: do phe Trục phải hoàn thiện về tổ chức mới có thể phát động tấn công nhưng không kiểm chứng được việc triển khai những vũ khí công phá và các binh đoàn đột kích đã sẵn sàng hành động.

Phần lớn quân đội Liên Xô ở châu Âu đóng tại những vùng đất trước đây thuộc Ba Lan, nơi địa hình ít hiểm trở, không thuận lợi cho việc phòng thủ, điều này khiến cho quân Liên Xô nhanh chóng bị tiêu diệt chỉ trong mấy tuần lễ đầu tiên. Thêm vào đó, Stalin còn buộc Semyon TimoshenkoGeorgy Zhukov ra lệnh cho Hồng quân Xô Viết không được chủ động đáp trả các hành động tấn công và khiêu khích của Đức (thay vào đó họ phải đi con đường vòng vèo là báo cáo về Moskva, đợi lệnh cấp trên rồi mới phản công, chính việc này đã khiến các lực lượng Liên Xô trở thành miếng mồi ngon cho các đòn tấn công và hợp vây của Đức). Và những sai lầm của bộ máy quan liêu hành chính và những sĩ quan thiếu kinh nghiệm càng làm tình hình thêm tồi tệ.

Những sai lầm chiến thuật của Liên Xô trong vài tuần đầu của cuộc chiến đã đem lại những hậu quả thảm khốc cho Hồng quân Xô Viết. Ban đầu, Hồng quân bị đánh lừa bởi thái độ quá tự tin về khả năng của họ. Thay vì đánh chặn các sư đoàn thiết giáp Đức, các sư đoàn cơ giới của Liên Xô đã bị mai phục và bị tiêu diệt sau khi chịu những trận oanh kích của không quân Đức Luftwaffe. Các xe thiết giáp Liên Xô mà phần lớn trong số đó chỉ thuộc loại xe bọc thép yểm hộ bộ binh, được bảo trì hết sức kém cỏi và được điều khiển bởi những binh sĩ thiếu kinh nghiệm, vì vậy liên tục gặp phải hỏng hóc. Đồng thời việc thiếu hụt các phương tiện thay thế và các đoàn xe vận tải đã làm cho công tác hậu cần bị đổ vỡ. Quyết định không triển khai sớm xe tăng để yểm hộ bộ binh đã để lại hậu quả tai hại. Thiếu hụt xe tăng cũng như các phương tiện cơ giới, Hồng quân không thể tiến hành một cuộc chiến đấu cơ động với lực lượng Phát xít được.

Mệnh lệnh của Stalin cấm Hồng quân rút lui[cần dẫn nguồn] hoặc đầu hàng biến phòng tuyến của Hồng quân thành một chiến tuyến khô cứng và dễ bị quân Đức chọc thủng, cắt đứt các đường tiếp tế và bao vây một khối lớn quân Liên Xô. Hơn 2,4 triệu binh sĩ Hồng quân đã bị bắt tính đến tháng 12/1941, phần lớn họ đã bỏ mạng trước bệnh tật, đói kém và vì sự ngược đãi của quân Đức.[cần dẫn nguồn] Chỉ một thời gian sau đó thì Stalin mới cho phép Hồng quân rút lui[cần dẫn nguồn], tái tổ chức để hình thành một trận tuyến phòng ngự có chiều sâu hoặc để phản kích.

Mặc dù những mục tiêu của chiến dịch Barbarossa đều không đạt được, những tổn thất khủng khiếp mà quân đội phát xít Đức gây ra cho Liên Xô đã khiến chính quyền Xô Viết thay đổi hẳn cách tuyên truyền. Trước chiến tranh, Hồng quân Liên Xô được tuyên truyền là đội quân rất hùng mạnh, nhưng đến mùa thu năm 1941 phía Liên Xô nói rằng Hồng quân đã trở nên thất thế, thời gian chuẩn bị cho chiến tranh không đủ và cuộc tấn công của Đức là một đòn bất ngờ.

Những tù binh chiến tranh Liên Xô bị bắt gần Minsk đang bị giải về phía Tây.

Viktor Suvorov bày tỏ một ý kiến trong tác phẩm Icebreaker của mình. Những lực lượng lớn hơn và trang bị tốt hơn của Hồng quân - theo Suvorov - vốn đang chuẩn bị tung một đòn tấn công bất ngờ vào phe phát xít, mục tiêu là nguồn dự trữ dầu lửa của quân phát xít ở Romania. Suvorov cho rằng ngày 6 tháng 7 năm 1941 – hai tuần trễ hơn ngày bắt đầu chiến dịch Barbarossa – sẽ là ngày bắt đầu chiến dịch tấn công của Liên Xô (mang mật danh "bão tố").[38] Nhà sử học Nga Boris Sokolov, sau khi nghiên cứu các bản kế hoạch của Liên Xô trước chiến tranh, cũng kết luận là sau cuộc tấn công của quân Đức ngày 22 tháng 6, Hồng quân thực hiện những đợt phản công dựa theo sườn của các kế hoạch tấn công đã soạn thảo trước đó và những kế hoạch phòng ngự của Hồng quân sau đó, chỉ là những biện pháp ứng phó;[39] vì vậy những thất bại ban đầu của Hồng quân rất khủng khiếp.

Thêm vào đó, việc Liên Xô xuất khẩu một lượng lớn nguyên liệu thô cho Đức theo những thỏa thuận kinh tế giữa hai quốc gia lúc đó đã đóng góp một phần rất quan trọng vào những chiến thắng ban đầu của Đức trong chiến dịch Barbarossa. Nếu không nhờ việc này, một số nguyên vật liệu quan trọng của Đức sẽ nhanh chóng cạn sạch trong vòng ba tháng rưỡi đầu của cuộc chiến[40], đặc biệt lượng lương thực và cao su dự trữ của Đức sẽ nhanh chóng trở về con số không chỉ trong vòng ngày đầu tiên của cuộc chiến:[40]

 Tổng lượng nhập khẩu
từ Liên Xô
Dự trữ của Đức
(tháng 6/1941)
Dự trữ của Đức
(tháng 6/1941
nếu không nhập khẩu từ Liên Xô)
Dự trữ của Đức
(tháng 10/1941)
Dự trữ của Đức
(tháng 6/1941
nếu không nhập khẩu từ Liên Xô)
Sản phẩm xăng dầu9121350438905-7
Cao su18.813.8-4.912.1-6.7
Mangan189.520515.5170-19.5
Lương thực1637.11381-256.1761-876.1
*Đơn vị: ngàn tấn

Nếu Đức không nhập khẩu những nguyên/nhiên liệu chính trên từ Liên Xô, họ khó có thể tấn công Liên Xô, chứ chưa nói đến một cuộc tấn công có cường độ tiêu thụ cao hơn nguồn cung cấp và khó có thể nói đến thắng lợi của cuộc tấn công ấy.[41]

Những sai lầm của Đức

Mục tiêu cuối cùng của Chiến dịch Barbarossa vẫn chưa được hoàn thành. Mặc dù có những thành công ban đầu rất ấn tượng của quân đội Đức Quốc xã nhưng nỗ lực để đánh bại hoàn toàn Liên Xô trong một chiến dịch vẫn cứ thất bại. Nguyên nhân chính có thể được quy cho việc đánh giá thấp thực lực của Quân đội Liên Xô. Mặc dù thực tế cho thấy rằng trước khi chiến tranh tổng số và thành phần của Hồng quân đã được nước Đức xác định đúng và đầy đủ nhưng thiếu sót lớn nhất của cơ quan tình báo quân đội (Abwehr) là đánh giá không đúng quy mô lực lượng thiết giáp của Liên Xô.[42]

Một tính toán sai lầm nghiêm trọng khác của nước Đức Quốc xã là đã đánh giá thấp khả năng động viên lực lượng quân sự của Liên Xô. Bởi trong tháng thứ ba của chiến tranh, người Đức dự kiến Hồng quân sẽ không thể tổ chức được quá 40 sư đoàn mới. Trong khi đó, Ban lãnh đạo của Liên Xô từ đầu mùa hè đã có thể huy động tổng cộng 324 sư đoàn (trong đó có 222 sư đoàn là quân thường trực từ trước). Sai lầm đó xuất phát từ sự thiếu chính xác và nhầm lẫn trong các tin tức thu được từ hoạt động của tình báo Đức. Bộ Tổng tham mưu của Đức cũng đã tính toán và kết luận rằng các lực lượng hiện có là không đủ.

Đặc biệt, tình hình vẫn khó khăn thêm khi chiến dịch mở rộng về phía Đông, quân đội Đức gặp phải các tuyến phòng thủ hình bậc thang. Đã có thể thấy rằng với sự phát triển thành công nhanh chóng của các hoạt động chiến dịch giống như một dòng sông ngày càng mở rộng về phía đông nên các lực lượng của Đức sẽ ngày càng giảm bớt mật độ và áp lực, sau khi đã giáng cho người Nga những đòn quyết định trên tuyến phòng thủ thứ nhất. Kiev-Minsk-hồ Chuskoiye.[43]. Trong khi đó, Hồng quân đã bố trí trên những tuyến sông Tây Dvina và Dnepr một tuyến phòng thư bậc thang thứ hai để đón chặn Quân đội Đức Quốc xã. Đằng sau nó là bậc thang phòng thủ chiến lược thứ ba. Một bước cản trở quan trọng đối với kế hoạch "Barbarossa" là Trận Smolensk, trong đó quân đội Xô Viết, cho dù bị thua thiệt nặng, nhưng vẫn chặn đứng được bước tiến của đối phương sang phía đông.

Ngoài ra, do thực tế là các Cụm tập đoàn quân bị hút vào các hướng khác nhau tại Leningrad, MoskvaKiev nên khó có thể duy trì sự phối hợp giữa chúng. Các chỉ huy cao cấp của Quân đội Đức Quốc xã đã phải tiến hành những hoạt động giới hạn để bảo vệ các cạnh sườn của cụm quân xung kich trọng tâm. Những hoạt động, mặc dù thành công nhưng đã dẫn đến việc mất thời gian và lãng phí nguồn lực cơ động của quân đội.

Cũng trong tháng 8 đã xuất hiện một câu hỏi về mục tiêu cần ưu tiên đánh chiếm: Leningrad, Moskva hay Rostov-on-Don. Việc chỉ đạo chiến lược tấn công đã tạo ra một sự "khủng hoảng về mệnh lệnh" trong cơ quan chỉ huy tối cao của Quân đội Đức Quốc xã. Cụm tập đoàn quân Bắc đã không chiếm được Leningrad. Cụm tập đoàn quân Nam đã không bảo vệ được sườn trái của họ (tập đoàn quân 6, 17 và tập đoàn quân xe tăng 1) và phải hủy bỏ kế hoạch đánh chiếm Kiev trong hành tiến. Đối phương của họ trên cánh phải của mặt trận Ukraina đã tổ chức phòng ngự theo đúng dự kiến trên tuyến Dniev và đã trụ lại được trên hướng Tây Nam và Nam của mặt trận. Và sau đó thì việc dồn các lực lượng chính cho Tập đoàn quân Trung tâm đánh chiếm Moskva đã để lỡ thời cơ và các sáng kiến có tính chiến lược. Và trong mùa thu năm 1941, các cấp chỉ huy quân đội Đức đã cố gắng tìm kiếm một chiến thắng trong Trận Moskva, 1941 với chiến dịch "Cơn bão lớn" để cứu vãn sự phá sản của kế hoạch Barbarossa. Chiến cục năm 1941 đã kết thúc với sự thất bại của Quân đội Đức Quốc xã tại khu vực trung tâm mặt trận ngay phía trước Moskva, ở Tikhvin trên sườn phía Bắc và ở Rostov trên sườn phía Nam của mặt trận.